Mái nhà là phần quan trọng trong kết cấu căn nhà, có chức năng che nắng che mưa cho người sử dụng. Bạn đã chọn được mái nhà cho tổ ấm của mình chưa? Cùng Thịnh Phát Construction tìm hiểu xem có bao nhiêu loại mái nhà và tiêu chí để chọn mua mái nhà phù hợp là như thế nào nhé? Thông qua bài viết này, bạn sẽ ngạc nhiên rất nhiều về sự đa dạng của mái nhà đấy. Cùng Thịnh Phát chọn một loại mái nhà phù hợp cho căn nhà của mình nhé.
Phân loại mái nhà theo vật liệu
Nguời ta đặt tên cho mái nhà dựa theo vật liệu chính mà nó được tạo ra. Các loại mái nhà được phân loại theo vật liệu gồm có 6 loại. Nhà bạn đangt sử dụng loại nào? Cùng tìm hiểu để có cách bảo dưỡng, gia cố mái nhà cho tổ ấm mình mãi bền đẹp nhé.
Mái ngói
Mái ngói là cái tên phổ biến mà nhiều người biết đến khi nhắc đến nhà Việt Nam. Nó thường được ưu tiên lựa chọn để làm mái nhà vì tính thông dụng, phù hợp với nhiều công trình, kiến trúc. Mái ngói cũng có khả năng chống chịu tốt trước thời tiết, khí hậu khắc nghiệt. Một sự lựa chọn lý tưởng cho những khu vực hay có mưa bão, gió lớn, hạn hán. Mái cũng có kết cấu cực kỳ chắc chắc và có tuổi thọ lên đến hơn 100 năm.
Thi công loại mái này cũng tương đối dễ dàng, không cầu kỳ phức tạp. Chỉ cần ốp mái theo chiều xuyên suốt hệ thống dàn mái, nó sẽ được xà gồ gỗ, sắt hộp và li tô cố định. Bạn có thể trao đổi với kiến trúc sư chọn các loại cấu kiện đi cùng theo điều kiện kinh tế. Thông thường, các kiến trúc sư thường chọn thép mạ để kéo dài tuổi thọ cho mái.
Mái bê tông dán ngói
Tương tự như mái ngói, mái bê tông dán ngói cũng được sử dụng rộng rãi trong nhiều công trình kiến trúc sang trọng như: nhà phố, biệt thự. Nó được ưu tiên sử dụng cho các công trình ở khu vực đô thị hoặc nơi nghỉ dưỡng. Sở dĩ được ưa chuộng như vậy vì nó tối ưu được nhiều nhu cầu của cuộc sống đô thị. Nó dễ dàng vệ sinh, chống thấm dột và chống nóng cao, còn có khả năng chống ồn hiệu quả. Nhờ những tính năng này, công tác bảo trì, tu sửa giảm thiểu đáng kể, giúp cuộc sống ở khu vực đô thị hay nghỉ dưỡng được thoải mái, riêng tư hơn. Mái bê tông dán ngói có tuổi thọ cũng khá cao, lên đến 50 – 60 năm.
Khi thi công lắp đặt mái bê tông dán ngói, các kiến trúc sư thường sử dụng những phương pháp như đổ bê tông, đặt thép, ghép ván khuôn và dán ngói để cố định mái. Đó cũng là điểm khác biệt so với mái ngói truyền thống.
Xem thêm: Làm thế nào để xử lý trần nhà bị thấm nước?
Mái tôn
Mái tôn được biết đến với giá thành rẻ, mẫu mã đa dạng, dễ tìm. Nó thường được sử dụng nhiều cho nhà cấp 4, nhà ống, nhà kho, nhà xưởng. Bên cạnh đó, các loại mái tôn thường nhẹ và dễ lắp đặt, tháo dỡ nên giúp thời gian thi công nhanh chóng hơn. Tuổi thọ của mái thường từ 20 – 35 năm.
Đặc biệt, mái tôn có kiểu dáng, mẫu mã và màu sắc đa dạng. Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng chọn mua được bộ mái tôn ưng ý ở ngay trong khu vực mình đang sinh sống. Trước đây, mái tôn là đại diện cho tiếng ồn, cho sự hấp thụ nhiệt,…là những nhược điểm khiến người sử dụng ngán ngẩm. Hiện nay, mái tôn đã nâng cấp thành nhiều phiên bản tối ưu hơn so với mái tôn truyền thống. Cụ thể, có các loại mái tôn dùng để chống nóng, chống ồn như: tôn mái, bông thủy tinh, cát tường,…
Mái kính
Mái kính được đánh giá là một trong các loại mái nhà đẹp, sang trọng. Nó thường được sử dụng phổ biến ở những công trình kiến trúc đòi hỏi sự hiện đại, sang trọng và tính thẩm mỹ cao. Đây là sự lựa chọn lý tưởng cho quán cà phê, nhà phố, nhà liền kề,…Mái kính sẽ đem lại ánh sáng tự nhiên cho không gian sử dụng. Không cần bàn cãi qua nhiều cũng có thể nhận ra sự sáng sủa, thoáng đãng mà nội thất kính mang lại.
Hệ thống mái kính thường được sử dụng là kính dán an toàn hoặc kính cường lực. Những loại kính này có khả năng chống chịu cực kì tốt trước thời tiết. Nó có thể chống chịu được sự thay đổi đột ngột lẫn mức độ khắc nghiệt của khí hậu. Về hệ thống khung có thể sử dụng là khung nhôm, khung inox, khung sắt. Mái được gia cố bằng keo kết hợp cùng phụ kiện tương tầm để đảm bảo an toàn và độ bền cao cho mái.
Xem thêm: Kinh nghiệm thiết kế nhà hợp phong thủy
Mái lợp bằng tấm nhựa trong suốt
Mái lợp bằng tấm nhựa trong suốt là phiên bản khác của mái kính. Nó có giá thành rẻ và thời gian thi công nhanh chóng hơn mái kính. Mái lợp nhựa thường được sử dụng làm mái cho nhà kính trồng cây, nhà dân dụng. Nó cũng được ứng dụng vào các công tác như giếng trời, vòm ga xe buýt, sân bóng,…
Tấm nhựa polycarbonate có những đặc điểm tương tự như mái kính. Song nó sẽ là đối thủ đáng gờm với mái kính trong tương lai. Hiện tại, mái lợp nhựa polycarbonate có độ bền vượt trội, lớn hơn 200 lần so với mái kính. Trọng lượng của nó cũng nhẹ bằng một nửa trọng lượng của mái bằng kính. Nó cũng có khả năng xuyên sáng, chống nhiệt, cách điện tốt. Đặc biệt hơn hết còn có thể tự phân hủy, cực kỳ thân thiện với môi trường. Những ưu điểm nổi bật của loại mái này giúp nó hứa hẹn trở thành sản phẩm được sử dụng phổ biến trong tương lai.
Tấm lợp sinh thái
Tấm lợp sinh thái được làm từ hỗn hợp nhôm nhựa dưới áp suất, nhiệt độ cao. Bởi ưu điểm thân thiện với môi trường, loại mái này thường được sử dụng tại các công trình tiện ích như khu resort ven biển hay những nhà máy sản xuất nước đá, mạ hóa chất, nấu gang thép,…
Ngoài ra, tấm lợp sinh học còn có những ưu điểm vượt trội. Không thể không kể đến tính năng cách âm tốt, chống cháy nổ, cách nhiệt, chống oxi hóa bởi axit, ngăn ngừa tia UV. Nó còn có độ bền lên đến 40 năm.
Phân loại mái nhà theo hình thức
Theo hình thức, các loại mái nhà được phân chia thành 3 nhóm chính
Mái dốc (mái thái)
Mái dốc hay còn gọi là mái thái, là thiết kế được sử dụng phổ biến nhất nhì trong các kiến trúc Việt Nam. Kiểu mái nhà này thường dùng cho nhà cấp 4, nhà mái ngói 3 gian, biệt thự, nhà phố.
Mái dốc có cấu trúc xếp chống, nhô ra khỏi thân nhà khoảng 60cm đến 150cm. Điều này giúp cho tạo hunhf ngôi nhà thêm phần sang trọng và lạ mắt. Nó còn giúp tăng khả năng thoát nước, thoát nhiệt, chống dột tốt hơn.
Mái bằng
Mái bằng được sử dụng phổ biến tại biệt thự, nhà ống, nhà phố. Loại mái nhà này còn dùng cho các công trình cao cấp bởi kiến trúc sẽ tôn vinh lên vẻ đẹp hiện đại, sang trọng và thời thượng cho ngôi nhà. Bên cạnh đó, kết cấu của mái bằng được làm từ bê tông có khả năng chống chịu tốt trước thời tiết khắc nghiệt như mưa bão, gió lớn, khô nóng,… Các kiến trúc sư thường chọn loại mái nhà này để tạo điểm nhấn cho khối kiến trúc ngôi nhà.
Sửu dụng mái bằng còn có thể tích hợp làm sân thượng. Khu vực này có thể trồng cây, trồng rau hay làm nơi thư giãn cho gia đình.
Mái lệch
Mái lệch mới chỉ xuất hiện tại nước ta trong vài năm trở lại đây. Đi cùng với mái lệch là các công trình cao cấp, phong cách. Phổ biến nhất là nhà phố mặt tiền, nhà cấp 4, biệt thự, nhà chữ L,..
Về mặt kết cấu, xây dựng mái lệch có điểm giống với mái bằng. Tuy nhiên, giữa hai phần mái có độ dốc và độ chênh lệch khác nhau, tạo nên hiệu ứng lệch tầng lạ mắt. Sở hữu mặt cắt không cân xứng chính là điểm nhấn của nhà mái lệch. Điều này tạo nên một không gian kiến trúc đầy phong cách cho chủ nhân.
Lưu ý khi thi công mái
Đối với khí hậu Việt Nam, tuy không quá khắc nghiệt nhưng một số vùng hay có mưa nhiều kèm bão, lũ. Để bảo vệ ngôi nhà tốt hơn trong mùa mưa bão, bạn nên trao đổi với đơn vị xây dựng về tình hình khí hậu của địa phương mà bạn đang sinh sống. Điều này sẽ giúp cho việc chọn lựa và thiết kế độ dốc mái nhà một cách phù hợp nhất.
Hầu hết các loại mái nhà mà Thịnh Phát giới thiệu bên trên đều có thể sử dụng cho khí hậu Việt Nam. Tuy nhiên, đối với những nơi thường xuyên mưa bão thì nên lưu ý vài thứ khi thiết kế mái nhà.
Độ dốc mái
Độ dốc của mái nhà sẽ làm hạn chế nước mưa không thoát kịp, còn động lại trên mái. Điều này sẽ gây ra thấm dột cho nhà của bạn trong tương lai
Thi công chống thấm
Công tác này rất quan trọng trong các công trình có sân thượng. Thi công chống thấm chính là cách chống thấm dột cho trần nhà hiệu quả nhất.
Kỹ thuật lắp đặt mái nhà
Các mối nối giữa các phần của mái nhà cần được thi công đúng kỹ thuật, thông số. Điều này đòi hỏi người thợ phảo lành nghề để đảm bảo lắp đặt đúng tiêu chuẩn, Việc làm này giúp ngăn tình trạng nước rỉ ngược vào nhà theo khe hở mối nối.
Xem thêm: Báo giá xây nhà trọn gói gia tốt nhất 2023
Lời ngỏ
Thịnh Phát Constrution hiểu rất rõ giá trị của tổ ấm, của hạnh phúc gia đình. Mến chúc bạn tìm được loại mái phù hợp cho tổ ấm của mình. Thịnh Phát rất vinh dự vì được chia sẻ những kiến thức bổ ích và đồng hành cùng bạn xây tổ ấm, chăm gia đình
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
TRỤ SỞ TP.HCM:
– Công ty Cổ Phần Đầu Tư Tư Vấn Thiết Kế Xây Dựng Thịnh Phát Construction
– Trụ sở chính: 256/55, TX25, khu Phố 2, P.Thạnh Xuân, Q.12, TP. Hồ Chí Minh.
– Showroom & xưởng SX tại HCM: 349/30/22, TX14, khu phố 7, P.Thạnh Xuân, Q.12, TP. Hồ Chí Minh.
– Hotline: 02822117112 hoặc 0982623113
– Web: thinhphatconstruction.vn
– Facebook: Thịnh Phát Construction
– Youtube: Xây dựng Thịnh Phát
– Gmail: [email protected]
CHI NHÁNH MIỀN TRUNG:
– Chi nhánh & showroom: Căn hộ A1.10, Chung cư An Phú Thịnh Garden Tower, P. Nhơn Bình, Tp. Quy Nhơn, Bình Định.
– Xưởng SX : KP Cửu Lợi Bắc, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định.
Điện thoại: 0901 003 112
Hotline: 0982 623 113
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
TRỤ SỞ TP.HCM:
– Công ty Cổ Phần Đầu Tư Tư Vấn Thiết Kế Xây Dựng Thịnh Phát Construction
– Trụ sở chính: 256/55, TX25, khu Phố 2, P.Thạnh Xuân, Q.12, TP. Hồ Chí Minh.
– Xưởng cơ khí: 24E, TX 31, p. Thạnh Xuân, Q. 12, TP. Hồ Chí Minh.
– Xưởng nội thất: 256/55, TX25, khu phố 2, p.Thạnh Xuân, Q. 12, TP. Hồ Chí Minh.
– Hotline: 02822117112 hoặc 0982623113
– Web: thinhphatconstruction.vn
– Facebook: Thịnh Phát Construction
– Youtube: Xây dựng Thịnh Phát
– Gmail: [email protected]
CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG:
– Địa chỉ: 11H/13 KDC Lê Phong, Khu Phố Bình Phước A, Phường Bình Chuẩn, Thành Phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH:
– Chi nhánh 1: Căn hộ A1.10, Chung cư An Phú Thịnh Garden Tower, P. Nhơn Bình, Tp. Quy Nhơn, Bình Định.
– Chi nhánh 2: Căn B1-20,21 khu đô thị Phú Mỹ Lộc, Phường Tam Quan, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định.
– Xưởng SX : KP Cửu Lợi Bắc, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định.
Điện thoại: 0901 003 112
Hotline: 0982 623 113