fbpx

Làm sao để xử lý trần nhà bị thấm nước ?

Mục lục

Bạn có đang sống trong căn phòng có trần nhà thấm nước? Những vệt ố ngã vàng, ngã xanh mốc meo loang lổ ngày càng lan rộng ra khắp trần nhà. Sơn bong tróc từng mảng hoặc bụi vụn li ti đầy khắp nền nhà, giường ngủ, quần áo. Đây là hiện tượng thường gặp của trần nhà ‘dỏm’ mỗi khi mùa mưa đến. Hoặc tệ hơn là nước thấm xuống trần nhà bạn là từ căn hộ tầng trên. Dù là nước thải sinh hoạt hay nước mưa thì tình trạng này cũng đều mang lại những trải nghiệm rất tệ cho bạn và gia đình. Vậy có cách gì để xử lý trần nhà bị thấm nước hay không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết ‘Làm sao để xử lý trần nhà bị thấm nước’ ngay sau đây?

Cách nhận biết tường nhà bị thấm nước

Hãy để ý những dấu hiệu ‘manh nha’ của một trần nhà sắp bị thấm nước. Từ đó có biện pháp khắc phục sớm, tránh phiền phức cho sinh hoạt về sau. Đặc biệt khi Sài Gòn sắp bước vào mùa mưa, việc chống thấm nước trần nhà cũng gặp khó khăn hơn.

Trần nhà xuất hiện những mảng tường loang lổ, mốc meo, ngã vàng ố hoặc màu khói lam. Đây là những báo hiệu đầu tiên, ngầm báo về tình trạng trần nhà bạn đã bị nước thâm nhập. Chưa hết, tường xuất hiện nhiều vết chân chim rạn nứt. Kèm theo đó là trần nhà bị dột nước, đọng nước. Lâu ngày, cả không gian sẽ bị ám một mùi đặc trưng, ngột ngạt do nấm mốc gây ra.

Nguyên nhân khiến trần nhà bị thấm nước.

Thường thì với nhà ở dân dụng lâu năm hoặc những căn hộ chung cư, phòng trọ giá rẻ dễ xảy ra tình trạng thấm dột nhiều nhất. Dưới đây, Thịnh Phát Construction đã tổng hợp được một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến trần nhà bị thấm nước như sau. Mời bạn cùng đón đọc.

1.Thời tiết

Khi thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều sẽ ảnh hưởng rất lớn tới kết cấu công trình. Toàn bộ công trình lúc này sẽ phải tiếp xúc áp lực nước dồn xuống và khí ẩm bủa vây liên tục. Lâu dần làm kết cấu hạ tầng bị ảnh hưởng nặng nề.

2. Sân thượng bị đọng nước, ngấm nước

Khi khâu chống thấm sân thượng làm không đạt chuẩn sẽ kéo theo trần nhà bị thấm nước. Nước bị đọng lâu ngày sẽ thấm qua các vết nứt, mau mạch, cấu kết rỗng nên nước từ sân thượng sẽ thấm xuống trần nhà.

3. Trần nhà bị nứt

Trần nhà bị nứt tạo điều kiện thuận lợi cho nước thấm vào bề mặt trần nhà. Kết cấu nền móng yếu và những tác động của ngoại lực là nguyên nhân làm rạng nứt công trình. Từ đó dẫn đến các hệ lụy xuống cấp, trong bài viết này chính là tình trạng trần nhà bị thấm nước

4. Vật liệu và chất lượng thi công không đạt chuẩn

Thợ xây tay nghề non kém hoặc các khâu thi công thiếu chuyên môn, thiếu trách nhiệm, tắc trách, cẩu thả. Điều này là mối nguy hiểm cho tất cả công trình nào và sự an toàn của người sử dụng.

Nền nhà không được đầm. nén chặt, đúng kỹ thuật hoặc sai thông số. Vì vậy khi thi công xong vẫn bị sụt lún khiến cho trần nhà bị nứt và bị thấm dột.

5. Chủ quan bỏ qua khâu chống thấm dột

Bỏ qua hoặc khâu chống thấm trần không đạt tiêu chuẩn cần thiết cũng sẽ dẫn đến tình trạng nước thấm xuống trần.

Câu chuyện trần nhà bị thấm nước cũng không hiếm gặp nên hoàn toàn có cách xử lý. Bạn cần phải lưu ý về vấn đề kiểm tra chống thấm và bảo dưỡng trần nhà thường xuyên. Nếu không xử lý trần nhà bị thấm nước kịp thời sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đầu tiên chính là gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của gia đình bạn.

Biện pháp phòng ngừa trần nhà bị thấm nước

Vì tình trạng này rất phổ biến nên cách xử lý cũng có rất nhiều. Tùy vào điều kiện và tình trạng ngôi nhà mà có những cách xử lý khác nhau. Cùng Thịnh Phát tham khảo những cách phòng ngừa và xử lý phổ biến, hiệu quả ngay dưới đây nhé!

Dùng keo chống thấm

Khi nhà ở bị thấm dột, không riêng gì trần nhà, bạn vẫn có thể sử dụng keo chống thấm để khắc phục. Đây có thể được xem là cứu tinh cứu rỗi bạn thoát khỏi ác mộng nhà dột nước. Sử dụng keo chống thấm là biện pháp an toàn, hiệu quả đối với trần nhà. Cho dù đó là mái bê tông, mái tôn hay mái ngói,… Keo chống thấm còn bạn linh hoạt thời gian sửa chữa.

Xem thêm: Mối nguy hiểm đằng sau vết nứt chân chim trên tường nhà bạn

Cách phòng chống trần nhà bị thấm nước, dột nước

Bạn cần có bước đánh giá và kiểm tra mức độ thấm để có giải pháp phù hợp và xử lý một cách triệt để. Với Thịnh Phát Construction, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phòng ngừa thấm dột chính là cách làm tối hư, hiệu quả và tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức nhất. 

Cách phòng trần nhà bị thấm nước tạm thời

Giảm các tác động từ lực và độ ẩm đột ngột cho ngôi ngôi nhà của bạn.

Bạn có thể trồng cây dây xanh leo và kết hợp với vòi phun ẩm để bề mặt bê tông thích nghi với nước. Từ đó giúp cho bề mặt tường không bị co ngót đột ngột.

Ngoài ra, trong xây dựng cơ bản còn có phương pháp sử dụng cao su lỏng và sơn để chống thấm hiệu quả.

Các phòng thấm dột trần nhà triệt để

Khâu chống thấm dột cần được thực hiện đủ và đúng ngay từ khi thi công xây dựng. Đảm bảo bước này thì kết cấu nhà vững chãi hơn trước sự thâm nhập của nước. Mỗi khâu đúng kỹ thuật trong thi công sẽ kéo dài tuổi thọ cho ngôi nhà của bạn. Nó là cách ‘phòng bệnh’ hiệu quả nhất cho sự xuống cấp trong tương lai. Nó đảm bảo nhà ở luôn kiên cố, hạn chế hiện tượng thấm dột trần nhà.

Một số lưu ý khi chống thấm dột cho trần nhà

Đối với các công trình chuẩn bị xây dựng, bạn cần yêu cầu công ty xây dựng trình bày các phương pháp chống thấm hiệu quả, mang tính bền vững trong tương lai. Lời khuyên chân thành nhất chính là chọn đúng công ty xây dựng uy tín cho căn nhà của bạn.

Xem thêm: Báo giá cải tạo nhà trọn gói giá rẻ – ThinhPhatConstruction

Bạn có thể tham khảo tư vấn của các kỹ sư, kiến trúc sư thiết kế kết cấu mái sao cho phù hợp kiến trúc và khí hậu địa phương. Lưu ý khi xây mái bằng,bạn cần đảm bảo độ dốc tối thiểu cho mái nhà là 3%.

Bạn cũng nên quan tâm tới việc cố định kết cấu mái để giảm lực tác động trực tiếp của mưa nắng.

Lời ngỏ

Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục trần nhà bị thấm nước. Thịnh Phát mong rằng chúng có sẽ có ích cho cuộc sống của bạn. Sự thịnh vượng của bạn chính là động lực cho Thịnh Phát chúng tôi phấn đấu mỗi ngày.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

  • TRỤ SỞ TP.HCM:

– Công ty Cổ Phần Đầu Tư Tư Vấn Thiết Kế Xây Dựng Thịnh Phát Construction

– Trụ sở chính: 256/55, TX25, khu Phố 2, P.Thạnh Xuân, Q.12, TP. Hồ Chí Minh.

– Showroom & xưởng SX tại HCM: 349/30/22, TX14, khu phố 7, P.Thạnh Xuân, Q.12, TP. Hồ Chí Minh.

– Hotline: 02822117112 hoặc 0982623113

– Web: thinhphatconstruction.vn

– Facebook: Thịnh Phát Construction

– Youtube: Xây dựng Thịnh Phát

– Gmail: [email protected]

  • CHI NHÁNH MIỀN TRUNG:

– Chi nhánh & showroom: Căn hộ A1.10, Chung cư An Phú Thịnh Garden Tower, P. Nhơn Bình, Tp. Quy Nhơn, Bình Định.

– Xưởng SX : KP Cửu Lợi Bắc, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định.

  • Điện thoại: 0901 003 112
  • Hotline: 0982 623 113

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

TRỤ SỞ TP.HCM:

– Công ty Cổ Phần Đầu Tư Tư Vấn Thiết Kế Xây Dựng Thịnh Phát Construction

– Trụ sở chính: 256/55, TX25, khu Phố 2, P.Thạnh Xuân, Q.12, TP. Hồ Chí Minh.

– Showroom & xưởng SX tại HCM: 349/30/22, TX14, khu phố 7, P.Thạnh Xuân, Q.12, TP. Hồ Chí Minh.

– Hotline: 02822117112 hoặc 0982623113

– Web: thinhphatconstruction.vn

– Facebook: Thịnh Phát Construction

– Youtube: Xây dựng Thịnh Phát

– Gmail: [email protected]

CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG:

– Địa chỉ: 11H/13 KDC Lê Phong, Khu Phố Bình Phước A, Phường Bình Chuẩn, Thành Phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương.

CHI NHÁNH MIỀN TRUNG:

– Chi nhánh & showroom: Căn hộ A1.10, Chung cư An Phú Thịnh Garden Tower, P. Nhơn Bình, Tp. Quy Nhơn, Bình Định.

– Xưởng SX : KP Cửu Lợi Bắc, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định.

Điện thoại: 0901 003 112

Hotline: 0982 623 113

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *