Trần thạch cao từ lâu đã là hạng mục quen thuộc trong xây dựng và thiết kế nhà ở dân dụng. Hè đến, tổ ấm nhà bạn có đang bị hầm nhiệt và nóng bức? Hay mưa xuống thì rất ồn ào, ẩm mốc, thấm dột trần nhà? Bài viết này có thể giúp bạn thay đổi được chất lượng cuộc sống cho bản thân và gia đình đấy! Sự thật về trần nhà thạch anh sẽ làm bạn bất ngờ đấy! Cùng Thịnh Phát tìm hiểu giải pháp cho một tổ ấm thoải mái, mát mẻ hơn nhé!
Trần thạch cao là gì?
Trần thạch cao là một loại trần được làm ra từ tấm thạch cao. Các tấm thạch cao này sẽ được gắn vào hệ thống dầm, sàn của trần truyền thống hoặc tầng trên. Trần được ghép nối từ nhiều tấm thạch cao cắt ghép sao cho vừa khít với hình dạng trần, sàn tầng trên. Thông qua hệ khung vững chắc cùng các bước gia cố hàn gắn, các mối nối liên kết các tấm thạch cao càng thêm cứng cáp. Trần thạch cao còn có một tên gọi khác đó là trần giả. Nói chính xác hơn thì nó là một lớp trần thứ hai nằm phía dưới của trần nhà nguyên thủy.
Kết cấu của trần thạch cao
Loại trần này được tạo ra bởi một tổ hợp của các lớp vật liệu kết nôi với nhau. Tổ hợp bao gồm khung xương thạch cao, tấm thạch cao, sơn bả cùng với một số phụ liệu khác. Trong đó:
Hệ thống khung xương thạch cao sẽ đóng vai trò làm khung trụ chính, tạo chỗ bám chính cho các tấm thạch cao. Khung xương giúp các thao tác gia cố,tạo hình cho trần được diễn ra suôn sẻ hơn. Nó cũng giúp trần tăng khả năng chịu lực và kéo dài tuổi thọ cho công trình.
Tấm thạch cao có vai trò là tạo ra bề mặt phẳng cho trần. Nó cũng là bộ phận dùng để tạo hình cho trần thạch cao. Các tấm thạch cao này được liên kết trực tiếp với hệ khung thông qua ốc vít chuyên dụng.
Lớp sơn bả có tác dụng là tạo độ nhẵn mịn cho trần nhằm phục vụ các công tác trang trí khác. Nó giúp cho bề mặt trần được khi tạo hình được đều màu hơn. Vẻ đẹp của trần qua đó được đánh giá cao hơn.
Tính năng của trần nhà thạch cao
Điều kiện xây nhà của mỗi gia đình và mỗi giai đoạn sẽ có những thay đổi khác nhau. Phần lớn những ngôi nhà truyền thống trước đây sử dụng các loại mái truyền thống như mái ngói, mái tôn hoặc trần đúc. Đặt trong khí hậu nhiệt đới gió mùa, trải qua thời gian sử dụng, nhất là mái tôn ngày càng có nhiều bất tiện. Dù là mà hanh khô hay mùa mưa bão, nhiệt độ và tiếng ồn của các loại mái truyền thống vẫn là điều đáng quan ngại. Chính từ những bất cập này là một phần nguyên nhân cho trần thạch cao ra đời và thâm nhập vào thị trường nội thất như hiện nay.
Tối ưu hóa những bất cập của chất liệu làm mái và trần truyền thống
Trần nhà thạch cao vốn rất đa dạng chủng loại, mẫu mã nay lại còn có thể tạo hình theo thiết kế, sở thích. Tính năng này giúp ngôi nhà mang một vẻ đẹp độc đáo và trọn vẹn hơn. So với trần và mái truyền thống, trần nhà thạch cao mang tính thẩm mỹ toàn diện hơn.
Xem thêm: Hướng dẫn chọn gạch lát nền phù hợp
Loại trần này sử dụng nguyên vật liệu cùng công nghệ tạo bọt hiện đại nên sở hữu rất nhiều tính năng vượt trội. Nó giúp cho loại trần này không bắt lửa, khó bám khói bụi như nhiều dòng vật liệu khác. Trần còn có chức năng cách âm, cách nhiệt tốt. Cho nên ở trong điều kiện thời tiết Việt Nam, loại trần nhà thạch cao này khắc phục được nhược điểm từ mái tôn truyền thống. Ngoài ra, nó cũng chống ẩm mốc nen giữ được vẻ ngoài bền đẹp hàng năm tháng.
Chất liệu thân thiện với môi trường
Trần nhà thạch cao còn là loại trần khá thân thiện với môi trường và người sử dụng. Nó có thể tái sử dụng nên giảm thiểu đáng kể rác thải cho ngành xây dựng. Vì vậy mà nó ngày càng được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong ngành xây dựng hiện nay. Mẫu trần này không chứa những chất độc hại nên luôn đảm bảo không gian trong lành, không ngột ngạt khi sử dụng.
Tô điểm không gian
Thạch cao là chất liệu dễ tạo hình, bạn có thể tự thiết kế riêng cho mình những mẫu trần thạch cao độc đáo. Thạch cao bảo toàn được bề mặt phẳng nhẵn mịn nên tạo hình cho thạch cao không bị gò bó quá nhiều. Cũng nhờ vậy mà trần sau khi tạo hình có thể nói là điểm nhấn độc đáo giúp vẻ đẹp kiến trúc ngôi nhà thêm thăng hạng và trọn vẹn.
Xem thêm: Cẩm nang xây nhà từ A – Z
Trần thạch cao và những vai công dụng có thể bạn chưa biết
Trần vách thạch cao được sử dụng khá cao và phổ biến trong hầu hết các công trình xây dựng. Dựa vào những tính năng kể trên, có thể đoán biết được phần nào vai trò và công dụng của nó đối với tổ ấm của bạn. Tuy nhiên, nó còn có những công dụng bất ngờ mà chính bạn cũng có thể chưa biết đấy! Cùng Thịnh Phát khám phá sự thật về vai trò của nó nhé!
Xem thêm: Kinh nghiệm cải tạo nhà mùa mưa bão
Chịu ẩm, chống ẩm
Mẫu trần này là kết hợp giữa khung xương thạch cao và tấm thạch cao chịu ẩm. Thạch cao chống ẩm được sử dụng để làm trần cho những ngôi nhà thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm ướt. Đây là giải pháp chống thấm, ẩm mốc cho những khu nhà tập thể cũ, gian vệ sinh, hoặc các kiến trúc nằm gần nơi ẩm ướt.
Chịu nước
Trần loại này sẽ dùng tấm thạch cao chịu nước gắn kết với hệ khung xương trần chìm, trần thả. Trần nhà thạch cao chịu nước được dùng phổ biến cho nhà vệ sinh, nhà cũ bị dột, xuống cấp.
Cách nhiệt
Người ta kết hợp tấm thạch cao với xốp hoặc bông thủy tinh để hình thành được cơ chế cách nhiệt, chống nóng cho trần. Loại trần chống nóng, cách nhiệt này được ưu tiên sử dụng cho khu vực thường xuyên nắng nóng. Công dụng chính là hạn chế nhiệt độ dẫn từ mái lan xuống các không gian trong nhà. Tiêu biểu như trần mái tôn thì lắp đặt trần thạch cao là giải pháp khá hiệu quả.
Chống cháy
Thạch cao chống cháy được tạo ra từ tấm thạch cao chống cháy, bông thủy tinh và khung xương, Thời gian chịu lửa của loại trần này được được tính toán rơi vào khoảng 60 – 120 phút. Tức có nghĩa là trong vòng 1 giờ đầu khi xảy ra đám cháy, trần thạch cao gần như chưa bị biến dạng và cháy lây từ đám cháy. Dựa vào yêu cầu thời lượng chịu cháy mà người sử dụng mong muốn, người thiết kế sẽ tuyển chọn vật liệu phù hợp để kiến tạo ra mẫu trần thạch cao chống cháy tương ứng với tiêu chí của khách hàng.
Cách âm, chống ồn
Loại này có phần gồm tấm thạch cao tiêu âm, bông thủy tinh, cao su non, mút xốp, vải nỉ. Mẫu trần nhà thạch cao tiêu biến âm thanh này được lắp đặt chủ yếu cho hội trường, rạp hát, khu chiếu phim, studio, cửa hàng karaoke, phòng họp, phòng làm việc, nhà ở, phòng ngủ,…
Xem thêm: Những lưu ý khi xây nhà phố hiện đại
Che dầm nhà – Hóa giải phong thủy
Dầm nhà là gì?
Dầm nhà là gì? Dầm nhà là một loại cấu kiện bao gồm bê tông và cốt thép. Chúng được sử dụng trong các công trình xây dựng nhà ở dân sinh, công trình kiến trúc…
Dầm nhà thường có hình chữ nhật hoặc hình vuông. Chúng có thể gối lên cột trong nhà ở hay công trình xây dựng. Dầm nhà thường sẽ chịu lực đặt nằm ngang hoặc nghiêng chịu tải trọng và đỡ các bộ phận ở phía trên của nó.
Ý nghĩa dầm nhà trong phong thủy
Dầm nhà lộ ra không hẳn là xấu vì nó là yếu tố quan trọng trong hệ thống khung xương chống đỡ công trình. Tuy nhiên nếu thiết kế kết hợp với bố trí nội thất không hợp phong thủy sẽ làm dầm nhà trở thành tác nhân gây hại cho vận mệnh gia chủ cùng gia đình.
Phòng ngủ, phòng bếp, bàn làm việc và đặc biệt là phòng thờ là khu vực không khuyến khích bố trí đặt dưới dầm nhà. Dầm nhà sẽ gây ra sự xáo trộn, biến động cho vận trình cuộc đời của bạn. Đời sống tinh thần lẫn sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng và giảm sút. Công việc và đời sống xã hội cũng sẽ bị hạn chế, quẩn quanh. Vì vậy, đây được xem là những thiết kế tối kỵ trong phong thủy
Xem thêm: Kinh nghiệm thiết kế nhà hợp phong thủy
Trần thạch cao – biện pháp hóa giải tối ưu, toàn vẹn
Sử dụng trần giả thạch cao chính là cách hóa giải nhanh chóng, thẩm mỹ và hữu hiệu nhất. Trần còn giúp che lấp đi những cấu kiện lẫn hạng mục công trình gây mất thẩm mỹ như dây điện, dây cáp,… Từ đấy mang lại vẻ đẹp hoàn mĩ hơn cho không gian ngôi nhà.
Kết luận
Với những thông tin trên, Thịnh Phát chắc hẳn bạn đã tường tận hơn về ý nghĩa và giá trị của trần thạch cao. Bạn cũng có thể tham khảo mẫu trần này nếu đang có ý định xây dựng hoặc tu sửa tổ ấm. Đây là một hạng mục “đáng đồng tiền bát gạo” xứng đáng được đầu tư đấy
Xem thêm: Báo giá xây nhà trọn gói giá tốt nhất 2023
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
TRỤ SỞ TP.HCM:
– Công ty Cổ Phần Đầu Tư Tư Vấn Thiết Kế Xây Dựng Thịnh Phát Construction
– Trụ sở chính: 256/55, TX25, khu Phố 2, P.Thạnh Xuân, Q.12, TP. Hồ Chí Minh.
– Showroom & xưởng SX tại HCM: 349/30/22, TX14, khu phố 7, P.Thạnh Xuân, Q.12, TP. Hồ Chí Minh.
– Hotline: 02822117112 hoặc 0982623113
– Web: thinhphatconstruction.vn
– Facebook: Thịnh Phát Construction
– Youtube: Xây dựng Thịnh Phát
– Gmail: [email protected]
CHI NHÁNH MIỀN TRUNG:
– Chi nhánh & showroom: Căn hộ A1.10, Chung cư An Phú Thịnh Garden Tower, P. Nhơn Bình, Tp. Quy Nhơn, Bình Định.
– Xưởng SX : KP Cửu Lợi Bắc, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định.
Điện thoại: 0901 003 112
Hotline: 0982 623 113
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
TRỤ SỞ TP.HCM:
– Công ty Cổ Phần Đầu Tư Tư Vấn Thiết Kế Xây Dựng Thịnh Phát Construction
– Trụ sở chính: 256/55, TX25, khu Phố 2, P.Thạnh Xuân, Q.12, TP. Hồ Chí Minh.
– Xưởng cơ khí: 24E, TX 31, p. Thạnh Xuân, Q. 12, TP. Hồ Chí Minh.
– Xưởng nội thất: 256/55, TX25, khu phố 2, p.Thạnh Xuân, Q. 12, TP. Hồ Chí Minh.
– Hotline: 02822117112 hoặc 0982623113
– Web: thinhphatconstruction.vn
– Facebook: Thịnh Phát Construction
– Youtube: Xây dựng Thịnh Phát
– Gmail: [email protected]
CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG:
– Địa chỉ: 11H/13 KDC Lê Phong, Khu Phố Bình Phước A, Phường Bình Chuẩn, Thành Phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH:
– Chi nhánh 1: Căn hộ A1.10, Chung cư An Phú Thịnh Garden Tower, P. Nhơn Bình, Tp. Quy Nhơn, Bình Định.
– Chi nhánh 2: Căn B1-20,21 khu đô thị Phú Mỹ Lộc, Phường Tam Quan, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định.
– Xưởng SX : KP Cửu Lợi Bắc, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định.
Điện thoại: 0901 003 112
Hotline: 0982 623 113