fbpx

Những tiêu chuẩn cần biết khi thiết kế cầu thang thoát hiểm

Hiện nay, tai nạn cháy nổ xảy ra ngày càng gia tăng, khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Trong quá trình sơ tản người dân, cầu thang thoát hiểm được coi là lối thoát an toàn nhất. Tuy nhiên, cầu thang thoát hiểm có những tiêu chuẩn thiết kế riêng để đảm bảo an toàn cho người gặp nạn. Vậy những tiêu chuẩn đó là gì? Mời mọi người theo Thịnh Phát Construction lưu lại thông tin qua bài viết dưới đây nhé theo dõi ngay sau đây nhé !

Cầu thang thoát hiểm là gì ?

Cầu thang thoát hiểm là lối thoát để chúng ta di chuyển ra ngoài khi bên trong nơi ở, công ty,… gặp sự cố. Vì theo khuyến cáo, khi cần thoát hiểm thì thang máy, thang bộ bên trong không phải là sự lựa chọn an toàn và hữu ích. không được dùng thang máy. Đặc biệt, các dãy nhà cao tầng thì cầu thang thoát hiểm là thứ bắc buộc. Loại cầu thang này phải tuân thủ những tiêu chuẩn gắt gao thì mới được đưa vào sử dụng.

cầu thang thoát hiểm

Ngoài ra, một số cầu thang thoát hiểm còn được dùng như thang bộ. Chúng có chức năng là phương tiện di chuyển khi thang máy gặp bất kì vấn đề nào. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho người dân, cầu thang thoát hiểm cần phải được thiết kế đạt tiêu chuẩn. Một số tiêu chuẩn cơ bản cần có khi thiết kế cầu thang thoát hiểm sau đây.

Những tiêu chuẩn cần tuân theo khi thiết kế cầu thang thoát hiểm

1. Thiết kế hợp lý

Tuỳ vào diện tích tòa nhà mà chủ nhà có thể bố trí từ 1 đến 2 cầu thang. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn, một toà nhà phải có ít nhất 2 cầu thang thoát hiểm để đảm bảo sơ tán được hết mọi người khi có tai nạn khẩn cấp. Đồng thời việc này cũng tạo điều kiện để dội cứu hộ dễ dàng hoạt động hơn rất nhiều.

Trong trường hợp tòa nhà có diện tích quá bé, ta có thể thiết kế cầu thang 1 bên trong và 1 bên ngoài. Cầu thang bên ngoài nối liền với ban công hành lang chung để ai cũng thuận tiện đi đến.

cầu thang thoát hiểm

Từ các phòng bất kỳ ở các tầng trong tòa nhà (trừ tầng 1) đi ra hành lang có lối ra. Từ cầu thang an toàn hoặc hành lang an toàn phải có lối đi ra khỏi tòa nhà. Nếu ta đi từ các phòng bất kỳ sang phòng bên cạnh ở cùng tầng (trừ tầng 1) thì đều phải có lối thoát. Đây đều là những điều kiện cần để đảm bảo lối thoát nạn an toàn cho người dân trong tòa nhà.

2. Cầu thang và hàng lang phải đảm bảo các yêu cầu

Đầu tiên, cầu thang phải đảm bảo có độ chịu lực tốt hơn nhiều lần so với các loại thang bộ bình thường. Kết cấu bao che phải có khả năng chịu đựng được lửa cháy trong vòng 60 phút. Đây là nơi chịu trọng tải lớn mỗi khi tòa nhà gặp sự cố. Mọi người trong trạng thái hoảng loạn sẽ đổ dồn một lúc về cầu thang so với mọi ngày. Vì vậy, nếu cầu thang không được thiết kế vững vàng sẽ vô tình trở thành ”con dao 2 lưỡi”, ảnh hưởng đến tính mạng con người. Ngoài ra, nếu xảy ra động đất thì kết cấu chịu lực là yếu tố giúp cho cầu thang trụ vững.

cầu thang thoát hiểm

Thứ hai, cầu thang thoát hiểm phải có cửa ngăn cháy tự động. Cửa được làm từ vật liệu phòng cháy và có khả năng chịu nhiệt trong vòng 45 phút để đảm bảo tiêu chuẩn. Nếu không may hỏa hoạn xảy ra, cửa sẽ ngăn chặn lửa bén vào cầu thang, tác động đến người dùng.

Xem thêm: Những nguyên nhân thường gặp dẫn đến cháy nhà cao tầng

Thứ ba, cầu thang phải có thông gió điều áp để đảm bảo không có sự tụ khói ở buồng thang. Hệ thống đèn báo cháy phải được lắp đặt để người dân dễ dàng nhận biết. Sự thông thoáng từ mặt đất lên các tầng, có lối lên mái để sơ tán người dân nhanh chóng. Và cuối cùng, cầu thang không nên thiết kế quá cao và dốc. Điều này có thể gây té ngã cho người dùng trong lúc cấp tốc, làm chậm và mất sức rất nhiều.

cầu thang thoát hiểm

3. Tuân thủ khoảng cách xa nhất, chiều rộng, chiều cao trong thiết kế

Đây là khoảng cách tính từ cửa đi của phòng xa nhất đến lối thoát gần nhất. Khoảng cách này không gồm phòng vệ sinh, nhà tắm và không được lớn hơn, cụ thể như sau:

  • 50m đối với phòng giữa hai thang hay hai lối ra ngoài
  • 25m đối với phòng chỉ có một thang hay một lối ra ngoài của nhà phụ trợ
  • 40m đối với phòng có vị trí nằm giữa hai thang hoặc nằm giữa hai lối ra ngoài
  • 25m đối với phòng chỉ có một thang hay một lối ra ngoài của nhà công cộng, nhà ở tập thể hay căn hộ

Chiều rộng tổng cộng của cửa, lối thoát nạn, hành lang hay vế thang được quy định là 1m cho 100 người. Chiều rộng không được nhỏ hơn, chi tiết:

  • 0,8 m cho cửa đi
  • 1m cho lối đi
  • 1,4m cho hành lang
  • 1,05m cho vế thang

Cuối cùng, chiều cao của cửa đi và lối đi trên đường thoát nạn không được thấp hơn 2m. Không được thấp hơn 1,9m đối với tầng hầm và hơn 1,5m đối với tầng hầm mái.

cầu thang thoát hiểm

4. Cho phép sử dụng thang chữa cháy làm lối thoát hiểm thứ 2

Cầu thang chữa cháy sẽ được cho phép thành lối thoát hiểm thứ 2 nếu đáp ứng những yếu tố sau:

  • Chiều rộng của thang chữa cháy ít nhất là 0,7m
  • So với mặt nằm ngang cầu thang chữa cháy không có góc nghiêng lớn hơn 60 độ.
  • Thang chữa cháy có tay vị cao 0,8m.

5. Đảm bảo số lượng cầu thang

Số lượng bậc thang ở mỗi vế thang không được nhỏ hơn 3 bậc và không quá 18 bậc. Nếu bậc thang thiết kế không đúng theo quy tắc sẽ thiếu an toàn và khó khăn cho người dùng.

Thứ hai, góc nghiêng của cầu thang lớn nhất là 1:1,75. Nếu bạn nhìn thấy góc nghiêng lớn hơn, tức là cầu thang đó đang vi phạm quy tắc thiết kế. Khi đó, ta có thể khiếu nại để chủ nhà sửa chữa, thay thế để người dân yên tâm hơn.

Xem thêm: 6 phương án thiết kế thiết kế phòng cháy chữa cháy tại gia

Và cuối cùng, ta không thiết kế cầu thang thoát hiểm hình xoắn ốc hoặc hình dẻ quạt. Cầu thang có hình dáng như vậy nên được thiết kế làm cầu thang chính trong nhà sẽ hợp lý hơn. Nó giúp mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ tinh tế và độc đáo. Sử dụng 2 hình dáng này để làm cầu thang thoát hiểm sẽ gây trắc trở cho việc di chuyển. Nói cách khác, nó sẽ làm chậm dòng di tán con người nếu không may hỏa hoạn xảy ra.

cầu thang thoát hiểm

Kết luận

Trên đây là thông tin tổng quát về những tiêu chuẩn và nguyên tắc thiết kế cầu thang thoát hiểm dựa theo quy định an toàn phòng chống cháy nổ trong xây dựng. Hy vọng những thông tin bổ ích trên sẽ giúp gia chủ trong việc tạo nên không gian sống an toàn. Thiết kế cầu thang khoa học để chúng trở thành công cụ có ích, hữu ích khi có hỏa hoạn xảy ra.

Chương trình tri ân khách hàng tại Thịnh Phát Construction

Với cam kết về chất lượng và sự hài lòng của khách hàng, Thịnh Phát không ngừng phấn đấu để trở thành đối tác tin cậy của gia đình Việt. Chúng tôi tự hào khi trở thành lựa chọn trong tư vấn thiết kế và xây nhà trọn gói của gia đình bạn.

Hiện nay, tại Thịnh Phát Construction đang có chương trình ưu đãi tri ân khách hàng. Khách hàng xây nhà trọn gói sẽ được miễn phí thiết kế, miễn phí GPXD,… Ngoài ra, bạn còn có cơ hội nhận được chiết khấu khi ký kết hợp đồng xây nhà trọn gói. Cơ hội có một không hai, xây nhà liền tay rinh ngay quà khủng nhé!

Xem thêm: Báo giá xây nhà trọn gói

Nếu bạn quan tâm thì vui lòng kết nối cùng chúng tôi qua địa chỉ dưới đây nhé. Mọi yêu cầu tư vấn, xin vui lòng liên hệ qua Hotline: 𝟎𝟗𝟖𝟐 𝟔𝟐𝟑 𝟏𝟏𝟑 (Xây dựng) hoặc 𝟎𝟗𝟎𝟏 𝟐𝟓𝟓 𝟏𝟏𝟐 (Nội thất). Bạn cũng có thể tới trực tiếp văn phòng của chúng tôi để tham quan nhé! Thịnh Phát rất hân hạnh được đón tiếp.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

TRỤ SỞ TP.HCM:

– Công ty Cổ Phần Đầu Tư Tư Vấn Thiết Kế Xây Dựng Thịnh Phát Construction

– Trụ sở chính: 256/55, TX25, khu Phố 2, P.Thạnh Xuân, Q.12, TP. Hồ Chí Minh.

– Showroom & xưởng SX tại HCM: 349/30/22, TX14, khu phố 7, P.Thạnh Xuân, Q.12, TP. Hồ Chí Minh.

– Hotline: 02822117112 hoặc 0982623113

– Web: thinhphatconstruction.vn

– Facebook: Thịnh Phát Construction

– Youtube: Xây dựng Thịnh Phát

– Gmail: [email protected]

CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG:

– Địa chỉ: 11H/13 KDC Lê Phong, Khu Phố Bình Phước A, Phường Bình Chuẩn, Thành Phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương.

CHI NHÁNH MIỀN TRUNG:

– Chi nhánh & showroom: Căn hộ A1.10, Chung cư An Phú Thịnh Garden Tower, P. Nhơn Bình, Tp. Quy Nhơn, Bình Định.

– Xưởng SX : KP Cửu Lợi Bắc, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định.

Điện thoại: 0901 003 112

Hotline: 0982 623 113

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *