Một ngôi nhà khi xây xong có thể chịu được mưa bão mà không bị lún, nứt tường, sập đổ. Móng nhà phải thật chắc chắn. Để chọn được loại móng phù hợp cho ngôi nhà của mình, chủ đầu tư nên tham khảo các loại móng cơ bản thường được sử dụng trong xây dựng nhà hiện nay.
1. Tổng quan về móng nhà
Móng hay móng nền, nền móng hay móng nhà là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình xây dựng như các tòa nhà, cầu, đập nước) đảm nhiệm chức năng trực tiếp tải trọng của công trình vào nền đất bảo đảm cho công trình chịu được sức ép của trọng lực từng các tầng, lầu khối lượng của công trình đảm bảo sự chắc chắn của công trình.
Vai trò của móng nhà
Móng phải được thiết kế và xây dựng và thi công công trình không bị lún gây ra nứt hoặc đổ vỡ các công trình xây dựng. Nền móng là phần đất nằm dưới đáy móng chịu toàn bộ hoặc phần lớn tải trọng công trình đè xuống, còn gọi là nền đất, nơi chịu toàn bộ tải trọng của công trình, lại là thành phần của công trình được chôn sâu và kỹ
Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà hoặc các công trình khác. Đây là nơi quyết định cho sự kiên cố, bền vững và là nền tảng nâng đỡ cả công trình.
2. Các loại móng nhà cơ bản trong xây dựng
2.1 Móng đơn
Là loại móng dùng để đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực.
Móng đơn có kết cấu đơn giản, kích thước không lớn, đáy móng có hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tròn. Thường được dùng cho cột nhà trong các công trình nhà dân dụng.
Móng đơn được sử dụng ở những nền đất có khả năng chịu tải tốt, tải trọng không quá lớn. Trường hợp móng đơn phải chịu tải lớn thì bắt buộc phải tăng chiều dài của móng và chiều sâu chôn móng.
Các loại móng đơn được sử dụng phổ biến hiện nay như: móng đơn đúng tâm, móng lắp ghép, móng đơn lệch tâm lớn (móng chân vịt), móng đơn lệch tâm nhỏ.
2.2 Móng băng
Móng băng là một dải dài độc lập chạy dọc theo chân tường song song hoặc giao cắt nhau để đỡ tường hoặc cột. Tùy điều kiện và đặc điểm của công trình sẽ có 2 loại sau đây:
Móng băng 1 phương:
Là loại móng được thiết kế theo phương dọc hoặc phương ngang. Do cả 1 phương phải chịu tải cho toàn bộ công trình nên thường có kích thước lớn hơn so với móng băng 2 phương.
Móng băng 2 phương:
Là móng được thiết kế theo phương ngang và dọc để chịu tải cho công trình.
Móng băng được sử dụng phổ biến trong các công trình dân dụng vì dễ thi công, giá thành ở mức vừa phải và có khả năng chịu lực, chịu lún khá đồng đều.
Lưu ý: Chỉ nên sử dụng móng băng khi chiều rộng móng tối đa khoảng 1,5m. Nếu lớn hơn thì nên sử dụng loại móng khác.
2.3 Móng bè
Móng bè là loại móng nông được trải rộng toàn bộ diện tích xây dựng của công trình. Việc làm này là để giảm áp lực đè lên nền đất giúp giải tỏa sức nặng và tránh hiện tượng lún không đồng đều.
Móng bè được sử dụng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu.
2.4 Móng cọc
Móng cọc là loại móng có hình trụ dài được làm bằng bê tông hoặc cừ tràm được cấm sâu dưới đất. Mục đích là để truyền tải trọng lượng của công trình xuống lớp sỏi đá nằm sâu dưới lòng đất. Qua đó làm tăng khả năng chịu tải cho tầng móng phía trên.
Móng cọc được sử dụng để thi công cho các công trình có tải trọng lớn hoặc những nơi có bề mặt đất nền yếu, trên sông hoặc những nơi có địa hình phức tạp
3. Cách chọn móng xây nhà
Dưới đây là một số lưu ý mà bạn cần nắm để thi công nên một phần móng kiên cố và bền vững
3.1 Tải trọng công trình lên móng nhà
Điều đầu tiên cần được xem xét là tải trọng của công trình truyền xuống nền móng là tổ hợp của nhiều tác động như: trọng lượng của công trình, khối lượng đồ nội thất trong nhà và các tải trọng khác như con người, gió, động đất…
Tải trọng của công trình là quan trọng nhất (số tầng và vật liệu xây dựng). Nhà càng nhiều tầng thì tải trọng càng lớn. Nhà có kết cấu bê tông cốt thép sẽ có tác động lớn hơn so với nhà xây bằng gạch hoặc nhà làm bằng vật liệu lắp ghép. Đơn vị xây dựng sẽ cân nhắc để có hình thức thi công móng phù hợp
3.2 Đặc điểm của nền đất xây dựng công trình
Nền đất tại nơi xây dựng công trình có thể là đất sét, đất cát, đất rời… Mỗi loại sẽ có những đặc tính khác nhau. Cần phải thực hiện quá trình khảo sát địa chất để tìm hiểu đặc điểm của lớp đất nền, mực nước ngầm, loại đất và chiều dày của lớp đất, khả năng chịu tải của nền đất theo độ sâu.
3.3 Kết cấu móng nhà của công trình lân cận
Lựa chọn làm móng nhà loại nào có thể dựa vào các công trình lân cận có những đặc điểm kết cấu tương đồng. Các công trình được xây dựng ở khu vực có điều kiện địa chất giống nhau, kiểu dáng và kết cấu không có nhiều sự khác biệt. Chủ đầu tư có thể tham khảo giải pháp thi công móng của công trình đã xây dựng trước đó để áp dụng vào công trình của mình.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và độ bền vững của công trình. Gia chủ nên tham khảo và yêu cầu kỹ sư hoặc đơn vị thi công chuyên nghiệp khảo sát địa chất và tư vấn. Nhằm đưa ra được phương án thi công móng phù hợp và hiệu quả nhất.
Ưu đãi khi xây nhà trọn gói, xem thêm tại: https://thinhphatconstruction.vn/uu-dai-xay-nha-tron-goi/
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
TRỤ SỞ TP.HCM:
– Công ty Cổ Phần Đầu Tư Tư Vấn Thiết Kế Xây Dựng Thịnh Phát Construction
– Trụ sở chính: 256/55, TX25, khu Phố 2, P.Thạnh Xuân, Q.12, TP. Hồ Chí Minh.
– Showroom & xưởng SX tại HCM: 349/30/22, TX14, khu phố 7, P.Thạnh Xuân, Q.12, TP. Hồ Chí Minh.
– Hotline: 02822117112 hoặc 0982623113
– Web: thinhphatconstruction.vn
– Facebook: Thịnh Phát Construction
– Youtube: Xây dựng Thịnh Phát
– Gmail: [email protected]
CHI NHÁNH MIỀN TRUNG:
– Chi nhánh & showroom: Căn hộ A1.10, Chung cư An Phú Thịnh Garden Tower, P. Nhơn Bình, Tp. Quy Nhơn, Bình Định.
– Xưởng SX : KP Cửu Lợi Bắc, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định.
Điện thoại: 0901 003 112
Hotline: 0982 623 113
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
TRỤ SỞ TP.HCM:
– Công ty Cổ Phần Đầu Tư Tư Vấn Thiết Kế Xây Dựng Thịnh Phát Construction
– Trụ sở chính: 256/55, TX25, khu Phố 2, P.Thạnh Xuân, Q.12, TP. Hồ Chí Minh.
– Xưởng cơ khí: 24E, TX 31, p. Thạnh Xuân, Q. 12, TP. Hồ Chí Minh.
– Xưởng nội thất: 256/55, TX25, khu phố 2, p.Thạnh Xuân, Q. 12, TP. Hồ Chí Minh.
– Hotline: 02822117112 hoặc 0982623113
– Web: thinhphatconstruction.vn
– Facebook: Thịnh Phát Construction
– Youtube: Xây dựng Thịnh Phát
– Gmail: [email protected]
CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG:
– Địa chỉ: 11H/13 KDC Lê Phong, Khu Phố Bình Phước A, Phường Bình Chuẩn, Thành Phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH:
– Chi nhánh 1: Căn hộ A1.10, Chung cư An Phú Thịnh Garden Tower, P. Nhơn Bình, Tp. Quy Nhơn, Bình Định.
– Chi nhánh 2: Căn B1-20,21 khu đô thị Phú Mỹ Lộc, Phường Tam Quan, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định.
– Xưởng SX : KP Cửu Lợi Bắc, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định.
Điện thoại: 0901 003 112
Hotline: 0982 623 113